Để con em mình có những năm tháng học đại học không gặp khó khăn về tài chính, các bậc phụ huynh cần có kế hoạch cụ thể và quản lý tài chính thông minh. Bài viết dưới đây sẽ nhắc nhở cha mẹ 3 điều cần biết trước khi tiết kiệm tiền cho con học đại học.
1. Dự kiến tổng chi phí cần có
Một số khoản phí mà cha mẹ cần đầu tư cho con trong quá trình học đại học có thể kể đến như:
- Học phí (theo kỳ/theo năm);
- Chi phí sinh hoạt (tiền nhà, tiền sinh hoạt hàng tháng, tiền đi lại…);
- Chi phí học tập (mua laptop, mua giáo trình…);
- Chi phí phát sinh (đau ốm, mua sắm, vui chơi…).
Cha mẹ cần nắm được những khoản chi trên và xác định số tiền cần tiết kiệm hàng năm, hàng tháng hoặc tìm cách tăng thu nhập để hoàn thành kế hoạch. Việc lập kế hoạch tiết kiệm này nên được thực hiện càng sớm càng tốt, có thể là khi con bắt đầu lên lớp 11 hoặc lớp 12 để giảm áp lực tài chính cho cha mẹ.
Cha mẹ cần dự trù những chi phí cần thiết cho con học đại học và bắt đầu tích lũy càng sớm càng tốt
2. Lập kế hoạch tiết kiệm hàng tháng
Sau khi đã xác định được tổng chi phí cần tiết kiệm, cha mẹ cần tính toán và cân đối số tiền cần tiết kiệm hàng tháng dựa vào tổng thu nhập của gia đình, các khoản cần chi tiêu hàng tháng hoặc một số khoản chi cần thiết cho việc học đại học của con. Từ đó, cha mẹ dành ra một khoản tiền dao động từ 10 – 20% thu nhập hàng tháng để tích lũy tiền cho con học đại học.
Khoản tiết kiệm cho con cần phải đảm bảo cân đối với tài chính gia đình
Kế hoạch tiết kiệm cần được xây dựng càng sớm càng tốt và phải tuân thủ nghiêm túc để đạt được hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số cách tiết kiệm hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng:
- Tạo tài khoản tiết kiệm riêng: Việc mở tài khoản tiết kiệm riêng dành cho việc học đại học của con sẽ giúp cha mẹ tách biệt khoản tiền này khỏi các khoản chi tiêu, từ đó tránh được việc sử dụng nhầm lẫn tiền tiết kiệm cho các mục đích khác.
- Lập kế hoạch tiết kiệm định kỳ: Đặt kế hoạch tiết kiệm định kỳ, chẳng hạn như mỗi tháng hoặc mỗi quý. Khi có kế hoạch cụ thể, cha mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc theo dõi tiến độ tiết kiệm của mình.
- Tạo quỹ dự phòng: Bên cạnh tiền học phí, cha mẹ cũng cần tạo một quỹ dự phòng cho con để ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Cha mẹ nên lập riêng một tài khoản tiết kiệm dành cho con
3. Lựa chọn phương pháp tích lũy phù hợp
Cuối cùng, cha mẹ cần lựa chọn chương trình tích lũy phù hợp để tiền tiết kiệm có khả năng sinh lời tốt hơn. Một số phương pháp tiết kiệm phổ biến có thể kể đến như:
- Gửi tiết kiệm ngân hàng: Đây là cách đơn giản mà cũng phổ biến nhất để tích lũy tiền cho việc học đại học của con. Lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng tuy không cao nhưng cũng giúp cha mẹ có thêm một khoản tiền tích lũy định kỳ.
- Bảo hiểm an sinh giáo dục: Đây là một hình thức đầu tư khá linh hoạt. Khi kết thúc hợp đồng, con sẽ nhận được toàn bộ giá trị tài khoản và một phần lãi từ kết quả đầu tư. Tuy nhiên, thời hạn hợp đồng thường khá dài (5, 10, 20… năm) và cha mẹ sẽ phải trả phí bảo hiểm theo đúng thời hạn hợp đồng để nhận được đầy đủ quyền lợi bảo hiểm.
- Đầu tư: Cha mẹ có thể xem xét và tìm thêm hướng đầu tư để tăng thu nhập, từ đó tăng khoản tiền tiết kiệm cho con học đại học. Tuy nhiên cha mẹ nên cân nhắc lựa chọn hình thức đầu tư an toàn để tránh rủi ro khách quan không lường trước và không kiểm soát được. Tham khảo kinh nghiệm trong bài viết: Cách tiết kiệm tiền sinh lời an toàn và ổn định
Cha mẹ cần lựa chọn sản phẩm tiết kiệm phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất
Việc tiết kiệm tiền cho con học đại học đòi hỏi sự quản lý tài chính thông minh và kế hoạch cụ thể. Bằng việc bắt đầu tích lũy từ sớm và duy trì kế hoạch tiết kiệm theo thời gian, cha mẹ giảm áp lực tài chính và giúp con tự tin hơn khi bước chân vào cánh cửa đại học.