Người lái đò luôn là người mà đời đời bao nhiêu học sinh kính trọng, người ấy luôn hy sinh, dạy dỗ mỗi chúng ta trở thành những con người có ích với xã hội, đem lại sự thành công, và là những người gieo trồng những hạt giống đầu tiên trên mảnh đất tri thức của mỗi con người. Những người lái đò ấy đã dành được sự yêu thương và kính trọng của bao lớp người thông qua từng lời ru, tiếng hát và cả những câu ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô. Bạn hãy cùng chúng tôi, lắng lại một chút để cảm nhận về sự biết ơn với những người luôn thầm lặng hy sinh ấy trong bài viết này nhé!

Thầy cô – Những người hi sinh thầm lặng
Đã bao giờ bạn nhìn thấy những vết chai thầm lặng trên bàn tay thầy cô chưa? Đã bao giờ bạn thấy xao xuyến vô cùng với những đôi mắt mệt mỏi, những bờ vai gầy của thầy cô chưa? Chắc hẳn, hồi còn bé, khi bạn nghĩ về những nghề nghiệp trong tương lai, ai mà chẳng từng mơ ước sẽ thành thầy cô giáo như người thầy đã và đang dạy các bạn. Nhưng thời gian qua đi, cùng với nắng gió và sự trưởng thành, hầu hết các bạn lại thay đổi suy nghĩ với nghề giáo. Nghề giáo cực mà chẳng đã, cực như cái cách dạy từng đứa trẻ như trang giấy trắng đến khi biết đọc, biết viết rồi từ từ trưởng thành mà khôn lớn.

Đôi khi, cha mẹ lại vô tâm mà cứ nghĩ, trao cho trẻ em cái quyền đi học, trao cho thầy cô cái quyền được dạy học nhưng nhiều người lại vô tâm coi tất cả trách nhiệm ấy thuộc về thầy cô khiến khó khăn nhọc nhằn mà người thầy đang gánh cứ chồng chất thêm…

Từ xưa, người ta đã hiểu về tầm quan trọng của người thầy, ca ngợi người thầy thông qua các câu ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô. Hãy cùng chúng tôi đọc và ngẫm nghĩ về những tình cảm của thầy cô bạn nhé! Nếu có thể, hãy về thăm thầy cô của mình cùng với tấm lòng biết ơn chan chứa tình cảm bạn nhé!
Những ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô

Nói về ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô, không thể bỏ qua những câu ca dao có vần, điệu, chất chứa tình yêu thương với thầy cô cùng với sự biết ơn những năm tháng nhọc nhằn mà những người vĩ đại ấy đã phải bỏ ra cho chúng ta:
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.
Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy.
Đến đây viếng cảnh viếng thầy
Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần.
Con ơi ham học chớ đùa
Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo.
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên.
Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.
Ơn Thầy không bằng gốc bễ,
Nghĩa Thầy Gánh vác cuộc đời học sinh.
Công cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.
Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui.
Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Ngoài những câu ca dao thường là thể loại lục bát có vần điệu, dân gian Việt Nam còn sáng tạo ra những câu tục ngữ ngắn gọn, dễ hiểu về lòng biết ơn đối với thầy cô trong tuyển tập ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô. Hãy cùng đọc ngay bây giờ bạn nhé!

- Tiên học lễ, hậu học văn
- Bán tự vi sư, nhất tự vi sư
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy không tày học bạn
- Một kho vàng không bằng một nang chữ
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
- Ăn vóc học hay
- Ông bảy mươi học ông bảy mốt
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết
- Người không học như ngọc không mài
- Trọng thầy mới được làm thầy
- Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi
- Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc
- Nhất quý nhì sư
- Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Tóm lại, với những câu ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô vô cùng đặc sắc trên đây, chúng tôi hy vọng bạn có thể hiểu hơn về nghề trồng người, yêu mến, quý trọng và biết ơn những con người vẫn từng ngày từng giờ hy sinh trong thầm lặng.