Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một trong những khu vực có hệ động, thực vật vô cùng đa dạng. Một trong những loài động vật đa dạng nhất ở khu vực có nhiệt độ trung bình cao như nước ta đó là rắn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn biết các loại rắn thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
5+ các loại rắn thường gặp ở Việt Nam
Rắn là loài động vật phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là những nước nhiệt đới như Việt Nam. Trên thế giới có khoảng hơn 3500 loài rắn trải dài từ vùng cực Bắc cho tới tận cùng Châu Úc đã được phát hiện tính đến thời điểm này. Nhưng chỉ có một vài loài rắn là có tốc độ sinh trưởng nhanh và phổ biến. Ta có thể chia ra làm 2 dạng như sau:
Các loại rắn thường gặp ở Việt Nam không có độc
Rắn nước
Chưa cần có số liệu thì chắc hẳn đây là loại rắn phổ biến nhất khi ai cũng đã từng nghe tới tên hoặc nhìn thấy chúng. Rắn nước thực chất không phải là tên của một loại cụ thể. Mà đó là tên của cả một họ rắn. Không chỉ trên nước ta mà cả trên toàn thế giới, rắn nước là loại rắn lớn và phổ biến nhất. Tính đến nay chúng ta đã tìm thấy được 304 chi với 1938 loại thuộc họ rắn nước, chiếm ⅔ tổng số loài rắn.

Đặc điểm chung phổ biến nhất của rắn nước đó là có thể dễ dàng di chuyển, sống và săn mồi dưới nước. Họ rắn nước đa số đều lành tính bởi, không tấn công con người và không có nọc độc. Tuổi thọ trung bình của chúng trong khoảng 6 – 8 năm. Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn loại rất này làm thú cảnh.
Rắn hổ trâu
Rắn hổ trâu hay còn được gọi là rắn hổ hèo là loài rắn có tính tình hiền lành, được con người nuôi với mục đích làm thức ăn hoặc làm cảnh. Môi trường của loài rắn này khá đa dạng bởi chúng phân bố ở nhiều nơi trên thế giới và đặc biệt nhiều ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á. Đặc tính săn mồi của loài này là có thể săn mồi cả ngày lẫn đêm. Chiều dài trung bình của chúng từ 1,5m tới 1,95m.

Rắn ri cá
Có thể dễ dàng nhận ra rắn ri cá bởi chúng có kích thước khá lớn với đầu to, rộng, thân hình trụ có vảy gồ lên và màu đỏ đặc trưng trên thân với nhiều vạch ngang màu vàng nhạt. Rắn ri ca là loài hoạt động và săn mồi về đêm. Loài này sống tại các vùng nước như sông, suối, ao, hồ,…Rắn ri cá không có độc và tính tình cũng rất lành nên tuyệt đối không nguy hiểm với con người.

Rắn ráo
Đây là loài rắn đặc trưng của Đông Nam Á khi phân bố rộng rãi trong khu vực này. Rắn ráo có cơ thể thon dài, mắt to và lớn, phần bụng màu vàng và sáng hơn so với thân trên. Loài này có thể dễ dàng tìm thấy ở các khu vực rậm rạp như bờ ruộng, bụi cỏ, hốc đá và ven rừng. Tuổi thọ trung bình của chúng từ 10 tới 15 năm.

Các loại rắn thường gặp ở Việt Nam có độc
Rắn hổ mang
Một trong những loài rắn mà nghe tới tên thôi đã biết được sự nguy hiểm của chúng đó là rắn hổ mang. Đây là loài rắn to và có nọc độc nguy hiểm. Dù phổ biến trên thế giới nhưng môi trường sinh sống yêu thích của chúng những khu rừng rậm nhiệt đới, với khí hậu ẩm thấp tại khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ.

Đây là một trong những loài rắn lớn nhất khi sở hữu chiều dài trung bình từ 3 – 4m, nặng 5 – 6kg. Nếu ở môi trường phù hợp, loài rắn này có thể phát triển tới 7m và nặng 35kg. Nọc độc của rắn hổ mang thuộc loại độc tố thần kinh gây tử vong.
Rắn lục
Đã từng có thời gian, rắn lục là nỗi khiếp sợ của người dân ở các tỉnh miền Nam bởi nọc độc gây chết người và tần suất xuất hiện nhiều do môi trường sống của chúng vô cùng đa dạng. Đúng với tên gọi của mình, rắn lục có thân màu xanh lục. Ngoài màu xanh lục, thân màu nâu đen và có văn cũng là một đặc điểm dễ nhận biết họ rắn này. Rắn lục có nọc độc chết người và gây tử vong cao do nọc độc phát tác rất nhanh. Nọc độc của rắn lục tấn công không chỉ vào hệ thần kinh nạn nhân và còn cả tim và hệ thống tuần hoàn trong cơ thể.

Rắn cạp nong
Rắn cạp nong có thể dễ dàng nhận biết bởi màu sắc đan xen giữa các khoang đen trắng ở trên thân. Chúng sống chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới gió mùa như khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc hay miền Trung Ấn Độ. Điểm khác biệt trong nọc độc của rắn cạp nong đó là chất độc làm ảnh hưởng tới các nơ-ron thần kinh gây tê liệt cơ thể.

Rắn cạp nia
Cũng có môi trường sống tại Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á như rắn cạp nong, điểm khác biệt của rắn cạp nia đó là màu vàng trên thân xen kẽ màu đen và nọc độc chết người chỉ với một nhát cắn.

Cách xử lý khi bị rắn cắn
Trong các loại rắn thường gặp ở Việt Nam kể trên, có tới phân nửa là các loại rắn độc. Vậy nên ngoài việc nhận biết, bạn cũng cần trang bị thêm kiến thức phòng trường hợp bị các loại rắn độc cắn. Các bước sơ cứu khi bị rắn độc cắn bao gồm:
- Giữ tâm lý bình tĩnh cho bản thân hoặc người bị cắn và để vị trí cắn thấp hơn tim nhằm giảm tốc độ lây lan của chất độc
- Gỡ bỏ các phụ kiện như vòng, đồng hồ hoặc nới lỏng quần áo ở vùng bị cắn khi bắt đầu xuất hiện hiện tượng phù nề
- Sử dụng băng ép để cố định phần chân, tay bị rắn cắn
- Nếu nạn nhân rơi vào trạng thái hôn mê, cần tiến hành hô hấp nhân tạo
- Sau khi tiến hành xong các bước sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để tiêm huyết thanh và chữa trị kịp thời
Trên đây là tất cả thông tin về các loại rắn thường gặp ở Việt Nam và cách sơ cứu nếu gặp trường hợp bị rắn độc cắn. Mong rằng bài chia sẻ đã cung cấp được thêm kiến thức giúp bạn giảm được những tai nạn, rủi ro khi tiếp xúc với loài bò sát này.