Bên cạnh chế độ thưởng phạt thì người lao động cũng cần chú ý đến nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày. Những người trong độ tuổi lao động và người sử dụng lao động cần nắm rõ điều này nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của mình một cách hợp pháp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin cụ thể về quy định trên.
Khái niệm nghỉ không lương là gì?
Nghỉ không hưởng lương được coi là quyền của người lao động khi phát sinh ra những tình huống sau:
Ông bà nội, ông bà ngoại mất, anh chị em ruột cưới, bố mẹ cưới và anh chị em ruột mất. Lúc đó người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày và phải thông báo cho người sử dụng lao động được biết. Ngoài ra người lao động có thể thảo luận với người sử dụng lao động về chế độ nghỉ không hưởng lương mà không bị giới hạn số ngày nghỉ và căn cứ trường hợp nghỉ.
Việc nghỉ không hưởng lương không căn cứ áp dụng nếu người lao động còn đủ điều kiện được nghỉ và được hưởng lương theo quy định tại điều 111 của Bộ luật lao động 2012. Theo quy định này người lao động có thể được nghỉ hàng năm nếu làm việc cho người lao động từ 12 tháng trở lên. Số ngày nghỉ hàng năm đó sẽ phụ thuộc vào người lao động đang làm công việc gì, giữ vị trí như thế nào.

Nếu người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường thì sẽ được nghỉ 12 ngày/ năm.
Người lao động làm việc trong điều kiện khó khăn,nặng nhọc, nguy hiểm dựa theo danh mục các ngành nghề đã được quy định tại Thông tư 15/2016/BLĐTBXH của bộ lao động thương binh và xã hội thì có thể nghỉ 14 ngày. Trong trường hợp, công việc nặng nhọc, độc hại người lao động có thể nghỉ được 16 ngày.
Người lao động và sử dụng lao động sẽ tự thỏa thuận với nhau về việc nghỉ một là hay chia ra nhiều lần trong một năm. Trong trường hợp nghỉ phải tiến hành báo trước để người sử dụng lao động năm rõ được tình hình.
Một số quy định về nghỉ không hưởng lương
Người lao động nghỉ không hưởng lương có được đóng bảo hiểm không?
Quy định tại khoản 1.7 của điều 38 quyết định số 959/QĐ-BHXH năm 2015 đã có” Người lao động không làm việc, không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không đóng BHXH trong tháng đó. Thời gian này sẽ không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản”
Theo trên, người lao động xin nghỉ không hưởng lương nếu thời gian quá 14 ngày thì người sử dụng lao động và người lao động sẽ không cần tham gia bảo hiểm xã hội. Lúc đó, các doanh nghiệp cần phải gửi thông báo xin giảm số lượng của nhân viên đến cơ quan bảo hiểm xã hội.
Sau này nếu người lao động trở lại công việc thì cần thông báo lại xin tăng số lượng nhân viên đến các cơ quan bảo hiểm xã hội. Còn trường hợp người lao động nghỉ việc không lương dưới 14 ngày thì doanh nghiệp vẫn đóng bảo hiểm cho người lao động bình thường.

Khi nghỉ không hưởng lương người sử dụng lao động có quyền từ chối không?
Theo quy định của luật lao động hiện nay, nghỉ không hưởng lương không được quy định chi tiết về Luật mà dựa vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trừ những trường hợp người lao động nghỉ có những lý do đã quy định tại khoản 2, điều 116, bộ luật lao động năm 2012, hay đã có sự thỏa thuận và thống nhất từ người lao động và sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động vẫn có quyền từ chối cho người lao động nghỉ không lương. Trong trường hợp người lao động tự ý nghỉ không lương thì phải có căn cứ người lao động đã vi phạm hợp đồng lao động như thế nào. Khi đó người sử dụng lao động hoàn toàn có thể căn cứ vào quy định của pháp luật, những quy định về hợp đồng lao động để xử lý người lao động.
Nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?
Theo quy định về Luật lao động, thì việc nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày không được quy định cụ thể. Trừ một số trường hợp ông, bà, anh, chị, em, ruột qua đời thì người lao động sẽ được nghỉ không hưởng lương tối đa 1 ngày. Còn trong những trường hợp khách sẽ căn cứ và dựa trên thỏa thuận của người lao động và sử dụng lao động.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày. Người lao động cần hiểu rõ về chế độ nghỉ và hưởng lương của mình để bảo vệ được quyền lợi. Người sử dụng lao động cũng thông qua đó để có những giải pháp phù hợp cho người lao động và quyền lợi của doanh nghiệp.