Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp được diễn ra như thế nào? Làm thế nào để phổ biến đến mọi người để ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp không may xảy ra. Chúng ta đều biết cuộc sống xung quanh chúng ta luôn tiềm ẩn những tình huống không thể ngờ được. Ví dụ như tai nạn giao thông, hỏa hoạn,thiên tai… Có vô vàn những tình huống xảy ra và chúng ta phải đối mặt với nó. Vậy chúng ta cần làm gì khi gặp những tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” như thế?
Chúng ta cần làm gì trong quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp

Để biết được phải chuẩn bị và thực hiện những gì quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp, trước hết chúng ta phải hiểu tình huống khẩn cấp là gì?
Tình huống khẩn cấp hay sự cố khẩn cấp của tòa nhà gồm các trường hợp như: cháy, nổ tòa nhà, khủng bố, đe dọa, đánh bom, phá hoại, cướp vũ trang, bắt giữ con tin.
Phân loại về quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp

Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp được chia theo 4 cấp độ như sau
Cấp 1: Trường hợp sự cố, tai nạn với quy mô nhỏ không gây nguy hại quá lớn đối với tính mạng, tài sản và môi trường
Cấp 2: Trường hợp sự cố, tai nạn có quy mô ở mức độ trung bình và có gây nên những mối nguy hiểm nhất định đến tính mạng, tài sản và môi trường
Cấp 3: Trường hợp sự cố, tai nạn có quy mô lớn gây nên sự nguy hiểm, nguy hiểm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đến cuộc sống con người, môi trường hoặc có khả năng gây thiệt hại toàn bộ đến các công trình, nhà xưởng, tính mạng. Những tình huống này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc xuất phát từ các tình huống, sự cố nhỏ hơn nhưng do không được chú ý, không được kiểm soát nên có xu hướng lan rộng, xấu đi
Cấp 4: Trường hợp sự cố, tai nạn có quy mô lớn gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến cuộc sống con người, môi trường. Sự cố này xảy ra vượt quá tầm kiểm soát của những người có mặt tại hiện trường và họ cần sự hỗ trợ trực tiếp từ các bên liên quan.
Các dạng sự cố có thể xảy ra đối với con người
Bệnh tật, thương tích, tai nạn lao động. nhiễm độc từ những hóa chất độc hại, cháy nổ, thiên tai lũ lụt, động đất, khủng bố phá hoại,… Ngoài ra có những tình huống khác có mức độ thiệt hại lớn hơn với những gì chúng ta đã liệt kê bên trên
Trình tự ưu tiên đối quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp

Sự ưu tiên hàng đầu tròn quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp chính là “an toàn”. Thứ nhất là phải bảo đảm an toàn tính mạng, thứ hai là đảm bảo an toàn cho tài sản và cuối cùng bảo đảm an toàn cho môi trường
Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp với tình huống cháy nổ tòa nhà



Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp khi bị khủng bố, đe dọa đặt bom


Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp khi xảy ra tai nạn


Ngoài ra, chúng ta cũng cần làm những việc sau khi xảy ra tình trạng khẩn cấp
Thứ nhất, bạn phải giữ bình tĩnh. Các tình huống khẩn cấp đòi hỏi chúng ta phải hành động nhanh nhưng điều quan trọng trước tiên chính là phải giữ bình tĩnh. Chúng ta phải giữ một cái đầu lạnh để luôn tỉnh táo. Khi gặp tình huống khẩn cấp mà bạn cảm thấy bối rối, hốt hoảng thì bạn nên hít một hơi thật sâu. Để có thể kiềm chế được sự yếu lòng ấy, cảm xúc khi gặp hoảng loạn bạn phải tự đối mặt để cơ thể hạn chế việc tự động sản xuất quá nhiều hoocmon gây căng thẳng. Bằng việc kiềm chế cảm xúc, bạn có thể tiếp tục bình tĩnh, suy nghĩ bước tiếp theo mình phải làm gì để bảo toàn tính mạng cho mình và những người xung quanh
Thứ hai,bạn đến sự hỗ trợ của những liên quan. Bạn sẽ gọi 113 để báo công an, 114 để báo cứu hỏa và 115 để cấp cứu ý tế. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi mà điều phối viên đã đặt ra để họ có thể hình dung ra được chuyện gì đã, đang và sẽ xảy ra với bạn. Nếu bạn gọi bằng điện thoại di động thì việc định vị GPS sẽ đơn giản hơn . Bạn cũng nên chuẩn bị trước cách truyền đạt thông tin trong tình huống khẩn cấp, đặc biệt nếu bạn có lý do sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Ngoài ra, trên các thiết bị smartphone hiện nay luôn có mục “cuộc gọi khẩn cấp”. Bạn nên lưu những số quan trọng để trong tình huống xấu có thể liên hệ với họ như: người thân, cảnh sát, y tế, cháy nổ….
Thứ ba, xác định tình trạng khẩn cấp tại hiện trường. Bạn phải quan sát xem hiện trường đã có chuyện gì bất lợi nhất như: cháy quá lớn phải gọi xe chữa cháy đồng thời gọi xe cứu thương hay nếu có tai nạn giao thông thì bạn cần gọi điện ngay cho xe cứu thương đồng thời gọi công an đến giải quyết hiện trường vụ án,…

Thứ tư, thoát khỏi tình thế nguy hiểm để đảm bảo tính mạng. Nếu như bạn đã đứng trước nguy cơ bị tổn hại hãy lập tức rời khó đó. Hay nếu tòa nhà bạn đang làm việc, sinh sống có xảy ra hỏa hoạn, ngay khi có kế hoạch di dân bạn phải thực hiện ngay. Tùy vào từng trường hợp mà bạn nghĩ ra những cách khác nhau để thoát khỏi tình thế nguy hiểm, đồng thời bảo toàn tính mạng cho bản thân mình
Thứ năm, giúp mọi người xung quanh cùng rời khỏi nơi nguy hiểm. Chúng ta không thể chỉ nghĩ cho bản thân mà còn phải nghĩ đến mọi người. Cùng mọi người di chuyển, tránh khỏi hiện trường để không có sự tổn thất về người. Bên cạnh đó, với những người tim yếu hay sức khỏe yếu khi gặp một vài trường hợp khẩn cấp sức khỏe của họ rất dễ bị ảnh hưởng chính vì vậy hãy ở cạnh và trấn tĩnh họ để giúp họ bình tĩnh, tỉnh táo lại. Nếu mọi thứ đã dần ổn, bạn hãy ở lại với người bị nạn để xem họ cần giúp đỡ gì hay không nhé.
Thứ sáu, học sơ cứu cơ bản. Đây là điều vô cùng quan trọng. Ví dụ như các bạn gặp phải một vụ tai nạn giao thông, bạn không thể cứ đứng nhìn nạn nhân đang ngày càng chảy nhiều máu hay ảnh hưởng đến mạng như thế. Nếu bạn biết một chút sơ cứu, bạn có thể giúp họ tức thời trước khi chờ xe cứu thương đến. Đây cũng là một trong những kỹ năng mềm của cuộc sống mà ai cũng cần biết
Nhận xét về quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp
Như vậy, bài viết hôm nay chúng ta đã cùng nhau chia sẻ về quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp. Cuộc sống xung quanh chúng ta tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro khác nhau gây ảnh hưởng đến con người, cơ sở vật chất, môi trường. Chính vì vậy để hạn chế đến mức thấp nhất về những tình huống có thể xảy ra, chúng ta phải hiểu biết về quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp để có thể xử lý kịp thời, đồng thời không chỉ để giúp chúng ta mà còn giúp mọi người xung quanh.