Các dấu chấm, phẩy, hỏi chấm, chấm than có lẽ đã quá quen thuộc trong văn viết. Vậy còn dấu chấm phẩy thì sao? Sau dấu chấm phẩy có viết hoa không? Cách dùng dấu chấm phẩy thế nào? Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời thì hãy đọc bài viết này ngay. Bởi chúng mình sẽ giải đáp một cách chi tiết nhất theo khía cạnh quy tắc dấu câu cũng như khía cạnh pháp luật để giúp bạn hiểu rõ hơn.
Sau dấu chấm phẩy có viết hoa không? – Giải thích theo khía cạnh quy tắc về dấu
Có thể thấy dấu chấm phẩy là trường hợp dấu câu đặc biệt, ít khi được sử dụng trong văn viết ngoại trừ một số trường hợp:
- Câu văn có nhiều vế, có cấu trúc phức tạp. Người viết muốn phân tách để câu trở nên đơn giản, dễ đọc
- Sử dụng để phân cách các từ có quan hệ liệt kê
- Khi trong câu có các nhóm ý trái ngược nhau về nghĩa và cần phải tách chúng để câu không bị khó hiểu
Từ cách sử dụng trên, ta có thể thấy mục đích của dấu chấm phẩy là để làm ranh giới giữa các đoạn trong một câu, giúp câu có khoảng nghỉ và ngữ nghĩa của câu được rõ hơn. Khi sử dụng dấu chấm phẩy, câu văn không được chia nhỏ ra thành nhiều câu như dấu chấm mà chỉ có ý nghĩa chia cách các ý đối lập. Vậy nên dựa theo quy tắc về dấu, sau dấu chấm phẩy chúng ta không viết hoa.
Tiếp theo chúng ta sẽ đi giải thích thắc mắc “Sau dấu chấm phẩy có viết hoa không?” dựa vào quy định pháp luật được ban hành.
Sau dấu chấm phẩy có viết hoa không? Giải thích theo khía cạnh pháp luật
Căn cứ vào Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ban hành ngày 5 tháng 3 năm 2020 về công tác văn thư, các trường hợp bắt buộc phải viết hoa bao gồm:
- Chữ cái đầu tiên phải viết hoa khi đứng đầu câu, sau dấu chấm câu, dấu hỏi chấm, dấu chấm than hoặc khi xuống dòng

- Phải viết hoa chữ cái đầu của tất cả tất cả các âm tiết của danh từ chỉ tên người Việt Nam và tên người nước ngoài được phiên âm sang Tiếng Việt.
- Phải viết tên khu vực địa lý, địa danh, di tích lịch sử tại Việt Nam và các khu vực địa lý được phiên âm sang Tiếng Việt
- Tên các cơ quan, tổ chức của Việt Nam và các tổ chức nước ngoài phải viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ cơ quan, tổ chức
- Viết hoa trong các trường hợp đặc biệt khi danh từ là Nhân dân, Nhà nước; các từ đầu của phần, chương, mục tiểu mục, điều; tên các giải thưởng, huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự; tên các ngày lễ, tết; tên của các loại văn bản; tên của các ngày trong tuần, các tháng, các năm; tên của các triều đại trong lịch sử

Nếu các trường hợp thông thường, bạn sẽ không bắt buộc phải viết hoa sau dấu chấm phẩy. Nhưng nếu các từ đó là tên riêng, địa danh hay các trường hợp đặc biệt đã nêu ở trên thì theo quy định bạn vẫn cần phải viết hoa.
Có thể tổng kết lại theo cả khía cạnh quy tắc về dấu cũng như khía cạnh pháp luật đó là trừ một số trường hợp đặc biệt đã nêu trên, còn lại bạn sẽ không cần viết hoa sau dấu chấm phẩy. Mong rằng bài chia sẻ trên đây đã giải đáp một cách chi tiết cho câu hỏi “Sau dấu chấm phẩy có viết hoa không?” của bạn.